CÁCH PHÂN BIỆT DAO NHẬT
Qua một thời gian dài “ăn đồ Trung Quốc, uống đồ Trung Quốc, sài hàng Trung Quốc” với quan niệm “rẻ, dỏm nhưng được sài đồ mới”, “giá một món đồ Nhật, để mua 100 cái đồ Trung Quốc sài cho sướng” thì nay, người người, nhà nhà ầm ầm chuyển sang sài đồ Nhật, chỉ vì 1 điều “CHẤT LƯỢNG NHẬT BẢN”. Do đó, đâu đâu cũng thấy hàng Nhật, ai ai cũng bán hàng Nhật. Rất nhiều món hàng, ghi là NHẬT BẢN, nhưng giá rất là Trung Quốc. Vậy, đâu là Nhật thật, và đâu là Nhật giả?
Muốn phân biệt được chuyện này, không phải là dễ, nhưng cũng không phải là quá khó. Chỉ cần một vài câu tâm pháp trước khi mua hàng hoặc “bị dụ” như sau:
- Giá: nếu giá quá rẻ, phải đặt câu hỏi.
- Hàng Nhật rất tinh xảo, phản ảnh tính cách người Nhật rất tỉ mỉ và cầu toàn. Vì vậy, hãy nhìn vào sản phẩm, nếu có cẩu thả hoặc không sắc xảo thì phải đặt dấu hỏi.
- Thiết kế hình dáng: luôn luôn là thanh mảnh, nhẹ nhàng. Người Nhật thích tiết kiệm sức, và cần tăng năng suất, nên họ luôn luôn yêu cầu 1 sản phẩm phải nhẹ và hiệu quả. Với dao, cắt 1 lần phải thiệt ngọt, vết cắt phải đẹp và không cần dùng sức.
Thủ pháp của các nơi làm giả hàng Nhật như sau:
1. Trên sản phẩm, luôn luôn để chữ Japan, không bao giờ dám ghi “MADE IN JAPAN”. Đây là bí kíp lượm được sau khi tiếp xúc với mấy ông ngoài chợ Lớn.
Và chỉ công ty nào làm hàng xuất khẩu, thì họ có chữ “Mde in Japan” trên bao bì. Còn đối với hàng nội địa của họ thì không bao giờ tìm thấy 3 chữ này. Toàn bộ chữ Nhật.
Hàng nhái
2. Dao Trung Quốc nhái thường ngoằng nghèo chữ Nhật nhưng thường sai chính tả và ngữ pháp và dùng từ không phải là từ mà người Nhật thường dùng
Chữ DAO người Nhật dùng chữ Hán này: 包丁, người Trung Quốc dùng chữ này: 刀
Tiếng Nhật 刀nghĩa là KIẾM. Nếu có chữ 刀 trên bao bì hay tên dao, có khả năng là dao Trung Quốc
3. Quy cách đóng gói: cái này hơi khó, phải thường xuyên dùng hàng Nhật mới phát hiện được. Nhưng có cách phân biệt là: người Nhật đề cao sự thanh cao, nên các thiết kế của họ rất thanh nhã, không phức tạp, màu sắc nhã nhặn, không rực rỡ, có phần hơi chìm, tối. thông thường là chỉ 1 cái hộp trơn và 1 dòng chữ chạy dài từ trên xuống dưới.
4. Dựa theo thói quen sử dụng và văn hóa mỗi nước, chúng ta sẽ phân biệt được đa phần.
Dao chặt xương heo, gà
Khác với Trung Quốc và Việt Nam: rất thích ăn đồ có xương. Người Nhật rất hiếm khi ăn xương, nên dao để chặt là rất ít. Chỉ một số nơi sản xuất dành cho đối tượng làm món Trung Quốc và giá mắc. Nên dao chặt của Nhật bán đại trà ở Việt Nam và giá rẻ thì phải đặt dấu hỏi
Dao chặt có lỗ: 90% là dao Trung Quốc hoặc Thái Lan. Dao Nhật không có lỗ vì người Nhật không có thói quen treo dao sau khi dùng. Người Nhật dùng xong, lau sạch, cất vào tủ. Cái lỗ này dùng để móc lên. Đây là thói quen của người Trung Quốc
Nói như vậy không có nghĩa 100% dao có lỗ là dao Trung Quốc, 1 số công ty Nhật làm hàng xuất cũng làm dao theo thói quen sử dụng của nước sở tại, ví dụ dao Global. Vì vậy, cần phải chọn hàng chính hãng, có tên tuổi mà mua
5. Kỹ thuật sản xuất:
Dao Nhật không bao giờ tạo lưỡi như vầy
Đặc biệt đối với dao chặt, họ luôn luôn tạo lưỡi kiểu Flat hoặc “V”: vuốt từ trên sống xuống lưỡi, nên con dao cắt rất ngọt.
6. Trọng lượng
Dao Nhật thường ít khi dùng đồ nặng. Thời chiến tranh, họ chủ yếu dùng kỹ thuật và độ sắc bén của kiếm để giành ưu thế đánh bại đối thủ. Điều này gần như trở thành máu thịt của người Nhật, nên cái gì họ làm cũng phải nhẹ, tốc độ và đạt hiệu quả. Trong nấu ăn họ cũng đòi hỏi y chang như vậy, một lát cắt phải ngọt và không cần phải dùng đến lực. Vì vậy con dao Nhật thường thấy mỏng và nhẹ.
Trái lại, người Trung Quốc và Việt Nam thường thích nặng. Với quan điểm là mượn lực từ sức nặng của con dao để cắt đồ vật. Vì vậy, họ đòi hỏi con dao phải nặng
7. Cán dao:
Ở Nhật, các công ty tập trung chủ yếu làm lưỡi dao sao cho tốt, còn cán dao thì có 1 số công ty chuyên phụ trách, nên chỉ có 1 vài hình dáng, trừ 1 số công ty lớn làm hàng xuất khẩu như Kai thì họ thiết kế ra nhiều kiểu dáng để phù hợp với thị trường tây phương. Còn lại hàng truyền thống Nhật thì họ chỉ dùng 1 số loại, nên khi mua dao Nhật thì sẽ thường thấy cán giống nhau
Dao Nhật thường không thấy kiểu 2 miếng inox ốp vào cán dao như vầy.
Nếu có làm cán inox, họ sẽ hàn cán vào lưỡi thành 1 khối rất tinh tế và chắc chắn
Vì vậy, khi mua dao hoặc đồ dùng khác, hãy tìm hiểu kỹ và nên mua hàng chính hãng, có thương hiệu và nơi bán hàng uy tín.
Bình luận
Ta quang nam 03/08/2018
Hoàng Lập 06/07/2018